0% Plagiarism Guaranteed & Custom Written

LAW FOR BUSINESS

01 / 10 / 2021 Assignment

This paper circulates around the core theme of LAW FOR BUSINESS together with its essential aspects. It has been reviewed and purchased by the majority of students thus, this paper is rated 4.8 out of 5 points by the students. In addition to this, the price of this paper commences from £ 99. To get this paper written from the scratch, order this assignment now. 100% confidential, 100% plagiarism-free.

 

Description: http://210.245.80.57/wp-content/uploads/2013/06/daihoc.jpg

 

 

 

 

law for business

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Topic:  Giải thích quyền lợi của người tiêu dùng và trách nhiệm pháp lý của công ty Tân Hiệp Phát

 

 

 

I.                   TÓM TẮT VẤN ĐỀ

Đầu tháng 3 năm 2009, quán Thác Vàng do bà Hà làm chủ đang kinh doanh ăn uống bình thường thì khách phát hiện chai nước tăng lực Number One còn đậy nắp có ống hút bên trong. Nhân viên của bà báo cho Công ty Tân Hiệp Phát nhưng không ai giải quyết.

Tiếp theo đó, bà còn chứng kiến them bốn chai sữa đậu nành Soya hiệu Number One còn thời hạn sử dụng, còn đậy nắp nhưng dưới đáy có cặn, bà báo cho bên công ty nhưng vẫn không được giải quyết đến nơi đến chốn nên bà đã làm đơn tố cáo.

Đầu tháng 11 năm 2011, bà Hà được Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đồng Nai mời lên làm việc với đại diện công ty Tân Hiệp Phát cùng đại diện các sở ngành.

Tại đây ông Nguyễn An – giám đốc Marketing của Tân Hiệp Phát xác nhận vào biên bản “chai sữa đậu nành và chai nước tang lực Number One mà bà Hà khiếu nại là các sản phẩm mang thương hiệu của công ty, còn nguyên chưa khui”. Tuy nhiên theo biên bản, ông An vẫn cho rằng chưa xác định chính xác là sản phẩm của công ty hay không nhưng “xin thu hồi lại sản phẩm bị lỗi và hỗ trợ cho người tiêu dùng bằng hiện vật là năm thùng trà xanh”. 

Bà Hà cho biết thời điểm đó bà yêu cầu hỗ trợ bảy tháng làm ăn thua lỗ tổng cộng 49 triệu đồng (mỗi tháng 7 triệu đồng), vì tin đồn quán bà bán nước ngọt kém chất lượng khiến bà mất khách, doanh thu giảm. Phía đại diện công ty yêu cầu bà Hà muốn bồi thường thiệt hại thì cần có cơ sở chứng minh mất thu nhập. Bà Hà không đồng ý với cách giải quyết của công ty.

Lần giở từng giấy tờ còn lưu lại, bà Hà nói thêm: “Tôi đã ủy quyền vụ việc cho một văn phòng luật sư ở TP.HCM nhưng khi luật sư gặp thì Tân Hiệp Phát nói đã thỏa thuận được với tôi. Tôi biết họ không trung thực nên gọi điện yêu cầu họ phải hỗ trợ 49 triệu đồng. Nếu không sẽ tố cáo vụ việc đến các cơ quan báo chí”.

Theo bà Hà, sau đó ông Phạm Long Minh - đại diện Công ty Tân Hiệp Phát - và bà phải đàm phán ba lần mới đạt được số tiền 49 triệu đồng.

Bị bắt khi đang nhận tiền

Bà Hà cho biết sau khi thỏa thuận xong, trưa 16-12-2011 ông Phạm Long Minh hẹn bà đến một quán cà phê để giao 49 triệu đồng, đồng thời thu lại năm chai nước (một chai nước tăng lực Number One, bốn chai sữa đậu nành Soya hiệu Number One) bị lỗi.

Khi bà Hà đang đếm tiền thì một tốp thanh niên mặc thường phục tự xưng Công an TP Biên Hòa ập đến còng tay, thu giữ 49 triệu đồng cùng năm chai nước giải khát bị lỗi.

II.                PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ THEO LUẬT VIỆT NAM

Theo Khoản 3, Điều 3 của Luật bảo vệ người tiêu dùng, “Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất đúng chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng  chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng”. Do vậy, khi bà Hà phát hiện ra trong sản phẩm của Tân Hiệp Phát bao gồm một chai nước tăng lực Number One còn đậy nắp có ống hút bên trong và bốn chai sữa đậu nành còn thời hạn sử dụng, còn đậy nắp nhưng dưới đáy có cặn có thể được xem là những hàng hóa có khuyết tật. Những sản phẩm này nếu được sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và vi phạm về an toàn thực phẩm.  Như vậy, trong trường hợp này, bà Hà (đại diện cho người tiêu dùng) hoàn toàn có quyền khiếu nại công ty để bảo vệ lợi ích của mình và công ty Tân Hiệp Phát phải có trách nhiệm với người tiêu dùng về sản phẩm của công ty để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

1.      Quyền lợi của người tiêu dùng

Theo Điều 8 của Luật bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng “được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp” và “góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về gía cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”. Trong trường hợp này, bà Hà có quyền báo và góp ý với công ty Tân Hiệp Phát về những sản phẩm trên để có thể tự bảo vệ quyền lợi cho bà và những người tiêu dùng khác. Thêm vào đó, khi bà Hà báo cho công ty thì nhân viên chăm sóc khách hàng không giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn cũng như hướng dẫn và chịu trách nhiệm xử lý sản phẩm theo quy định.

Khoản 9, Điều 8 của Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 chỉ rõ người tiêu dùng có quyền “yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng”. Như vậy bà Hà hoàn toàn có quyền khiếu nại hoặc khởi quyền đến các tổ chức như Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, thậm chí là Tòa án để được tư vấn, hỗ trợ các kiến thức về luật cũng như gây áp lực cho bên công ty để họ nhận ra vân đề và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ. Hơn nữa, nếu vấn đề được đưa ra phán xét thì dù đó có thực sự là sản phẩm của Tân hiệp Phát hay không thì các quy định về hàng hóa cũng như chống hàng giả, hàng nhái được đề cao và quan tâm nhiều hơn. Đồng thời là sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường làm cho các công ty nỗ lực tự cải thiện và nâng cấp sản phẩm nhiều hơn. Sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới việc kinh doanh của bà Hà. Bà Hà đã đồng ý thỏa thuận và yêu cầu mức bồi thường là 49 triệu (7 triệu / tháng) cho những thiệt hại bà phải chịu do sản phẩm của công ty gây ra (về uy tín và kinh doanh).

Bên cạnh quyền của người tiêu dùng, để tránh rủi ro trong việc sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng cũng cần cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm. dịch vụ cần có nguồn gốc rõ ràng, không gây nguy hại đến sức khỏe và thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Khi phát hiện sản phẩm dịch vụ đang lưu thông trên thị trường không đảm bảo an toàn, hoặc đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng thì cần báo ngay cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

2.      Nghĩa vụ pháp lý của công ty Tân Hiệp Phát

Ông Nguyễn An – Giám đốc Marketing của công ty Tân Hiệp Phát đã xác nhận những sản phẩm trên là của công ty. Như vậy trách nhiệm xử lý sản phẩm và bồi thường thiệt hai do sản phầm gây ra thuộc về công ty Tân Hiệp Phát. Theo đúng quy định của pháp luật, khi phát hiện ra hàng hóa có khuyết tật, bên công ty cần phải kịp thời tiến hành các biện pháp kiểm tra cũng như thu hồi và ngừng cung cấp sản phẩm hàng hóa có khuyết tật trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 5 số liên tiếp trên báo hoặc 5 ngày liên tiếp trên đài phát thanh. Về vấn đề này, khoản 2 điều 22 nêu rõ bên công ty sản xuất sản phẩm cần phải mô tả hàng háo cần thu hồi, lý do thu hồi hàng hóa, cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật hàng hóa gây ra và các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa. Thêm vào đó, công ty có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do sản phẩm gây ra.

Theo đó, ông Phạm Long Minh – Đại diện công ty Tân Hiệp Phát đã đến để thương lượng với bà Hà về vấn đề và sau ba lần đàm phán đã thống nhất với số tiền bồi thường là 49 triệu đồng. Tuy nhiên, phía công ty đã không làm theo đúng thỏa thuận khi báo công an bắt bà Hà vào thời điểm hai bên đang giao dịch. Như vậy bên công ty Tân Hiệp Phát đã vi phạm thỏa thuận của hai bên và trên thực tế vẫn chưa bồi thường cho bà Hà. Mặt khác, Tân Hiệp Phát đã vi phạm đạo đức kinh doanh khi không tuân theo thỏa thuận và “gài bẫy” người tiêu dùng.

Về vấn đề này, có một số điểm tương tự với vụ ông Minh ở Tiền Giang. Cả ông Minh và bà Hà đều phát hiện ra sản phẩm “bị khuyết tật” của công ty Tân Hiệp Phát, tuy nhiên thiệt hại của ông Minh chưa xảy ra nhưng ông vẫn có quyền đòi bồi thường. Tuy nhiên ông Minh lại không có bất kì giầy tờ hay chứng cứ về vấn đề thỏa thuận của hai bên nên bị Tân Hiệp Phát tố cáo tống tiền. Đây không phải là lần đầu tiên công ty này xử lý như vậy, mặc dù công ty biết rằng nếu sự việc bị đưa lên báo hay dư luận thì thiệt hại của họ sẽ tăng lên rất nhiều hơn là bồi thường cho khách hàng khi vừa phát hiện lỗi sản phẩm.

Xét về luật, công ty Tân hiệp Phát đã vi phạm nguyên tắc hòa giải tại Điều 34 của Luật bảo vệ người tiêu dùng. Khi hai bên đã thống nhất về các điều khoản thỏa thuận và đồng ý thực hiện thỏa thuận thì Tân Hiệp Phát lại không thực hiện theo đúng thỏa thuận, vậy bà Hà có quyền khởi kiện ra Tòa để đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật và Tân Hiệp Phát phải chịu trách nhiệm trước sản phẩm của công ty mình.

III.             KẾT LUẬN

Như vậy, sau nhiều năm thì sự việc giữa công ty Tân Hiệp Phát và người tiêu dùng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Các vi phạm về luật cũng như đạo đức kinh doanh làm cho Tân Hiệp Phát đang mất dần sự tin cậy ở người tiêu dùng. Hơn nữa Tân Hiệp Phát cần phải chịu trách nhiệm pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm và uy tín của Tân Hiệp Phát sẽ gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cùng ngành khi người tiêu dùng luôn phải nghi ngờ về sự an toàn của sản phẩm khi sử dụng. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm trong tiêu dùng và quyền lợi khi gặp phải trường hợp tương tự. Tuy nhiên, người dùng cần lên tiếng ngay khi gặp sản phẩm không đảm bảo an toàn đến các cơ quan thẩm quyền và tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để được hướng dẫn và bảo vệ quyền lợi chính đáng.

Cơ chế thị trường sẽ tự động loại trừ những công ty không có đạo đức và sản phẩm kém chất lượng. Các doanh nghiệp có thể vì lợi nhuận mà làm ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, xã hội vì vậy luật pháp cần phải chặt chẽ, rõ ràng để không chỉ mang tính chất răn đe mà còn là hình phạt thực tế để các doanh nghiệp không vi phạm.

IV.             CÁC ĐIỀU LUẬT LIÊN QUAN

Điều 3. Giải thích từ ngữ

3. Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:

a) Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;

b) Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ;

c) Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.

Điều 8. Quyền của người tiêu dùng

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 22. Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật

Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:

1. Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;

2. Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây:

a) Mô tả hàng hóa phải thu hồi;

b) Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;

c) Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;

d) Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;

đ)  Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;

3. Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;

Điều 23. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.

Điều 25. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.

Điều 33. Hòa giải

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.

Điều 34. Nguyên tắc thực hiện hòa giải

1. Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 37. Thực hiện kết quả hòa giải thành

Các bên có trách nhiệm thực hiện kết quả hòa giải thành trong thời hạn đã thỏa thuận trong biên bản hòa giải; trường hợp một bên không tự nguyện thực hiện thì bên kia có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 



International House, 12 Constance Street, London, United Kingdom,
E16 2DQ

Company # 11483120

Benefits You Get

  • Free Turnitin Report
  • Unlimited Revisions
  • Installment Plan
  • 24/7 Customer Support
  • Plagiarism Free Guarantee
  • 100% Confidentiality
  • 100% Satisfaction Guarantee
  • 100% Money-Back Guarantee
  • On-Time Delivery Guarantee
FLAT 50% OFF ON EVERY ORDER. Use "FLAT50" as your promo code during checkout